Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Chủ đề: 
Kỷ Niệm 140 Năm Gia Đình La San có mặt trên Quê Hương Việt Nam ( 1 )
  PreviousNext
# 3310
  25 tháng 06, 2011 23:12  Nguyễn Quốc Bảo viết

Kỷ Niệm 140 Năm Gia Đình La San có mặt trên Quê Hương Việt Nam
Frère Phan Huy Hà,fsc12/16/2006

Pdf Email cho bạn bè In Ra Tăng Cỡ Chữ Giảm Cỡ Chữ Cỡ Chữ Ban Đầu

Kỷ Niệm 140 Năm Gia Đình La San có mặt trên Quê Hương Việt Nam

Những Năm Đáng Ghi Nhớ

Ngày chín tháng giêng năm 1866, sáu Frères người Pháp, cập bến Saigon và nhận điều khiển trường Adran tại Đà lạt, do các Linh mục Thừa sai Paris thành lập năm 1861. Ngôi trường được gọi như thế để tri ân vị Giám mục thừa sai Adran. Các Frères trú ngụ trong một nhà lá nghèo nàn, vừa nóng vừa ẩm ướt.

Năm 1869, hội các linh mục Thừa sai Paris cho các Frères một ngôi nhà bằng gạch. Hai năm sau, học sinh nhập học nhiều hơn nên bắt buộc phải xây thêm lớp.

Năm 1874, các Frères xây thêm nhà nguyện với tiền tiết kiệm của mình và tiền do các ân nhân của nhà Dòng hổ trợ. Danh tiếng của các Frères, nhanh chóng lan dần đến Saigon.

Năm 1867, các Frères mở trường ở Mỹ Tho, theo lời mời gọi của các linh mục và giáo dân.

Năm 1868, mở trường ở Chợ lớn.

Năm 1869, mở trường ở Vĩnh Long.

Năm 1869, các Frères mở trường ở Bắc Trang. Chính quyền Pháp tạo thuận lợi cho việc phát triển nhà trường bằng cách cấp học bổng cho học sinh, nhờ đó, các Frères có thể sống được.

Năm 1870, ở Nam kỳ có 130 trường nam, Dòng La-san chỉ đảm nhận có 5 trường, nhưng là trường tiên tiến.

Năm 1873, linh mục Kerlin mở một trường bác ái cho những trẻ em bị bỏ rơi, trong số đó có những con lai.

Ngôi trường nầy được các linh mục điều khiển mang tên là Taberd, để tưởng nhớ Đức Cha Taberd, đã từng là giám mục của xứ Nam kỳ (1830 - 1840). Khi trường Adran bị đóng cửa, các Phụ huynh gửi con họ đến trường Taberd. Số học sinh tăng rất đông, vì vậy các linh mục không thể đảm trách nổi nên cầu cứu đến các Frères

Năm 1879, nước Pháp thay đổi chính sách giáo dục. Các trường Dòng bị giới hạn trong việc dạy học, rồi bị đóng cửa. Ở Đông dương và các nước thuộc địa Pháp, chính quyền không áp dụng những luật mới về việc khai trừ, nhưng cúp học bổng cho học sinh các trường Dòng. Trường Adran bị đóng cửa, vì thiếu tiền và thiếu thầy.

Năm 1883, các Frères rời khỏi Nam kỳ, lý do chính đáng được viết trong thư của Frère Ivarch-Louis, hiệu trưởng trường Adran đề ngày 20 tháng 5 năm 1894: "...Vì không thể cung cấp thêm giáo viên cho các cộng đoàn ở thuộc địa, chúng tôi buộc phải đóng cửa trường sau một thời gian thoi thóp đau đớn. Đó mới thật là lý do khiến chúng tôi ra đi khỏi Saigon năm 1883... "

Năm 1889, mười (10) Frères khác lên tàu ở cảng Marseille. Sau 28 ngày lênh đênh trên biển cả, họ đến Saigon trong sự tiếp đón tưng bừng của dân chúng.

Năm 1890, trường Taberd được giao lại cho các Frères điều khiển. Trường có 160 học sinh mà phân nửa là học sinh nội trú. Năm sau, sĩ số học sinh tăng thêm, phải kêu gọi tăng cường thêm 5 Frères nữa và mở thêm một ban miễn phí trong khuôn viên của trường.

Một chi nhánh khác được mở ra ở Vũng tàu. Trong giai đoạn nầy, chiếu theo hợp đồng, các Frères được các linh mục thừa sai Paris bảo trợ.

Năm 1894, theo lời yêu cầu của Đức Cha Gendreau, hai Frères được gửi ra Hà-nội. Các Frères được giao cho một ngôi nhà bằng tranh, bên cạnh nhà thờ để mở lớp. Các Frères thành công đến nỗi vị giám mục phải thuê cho một ngôi nhà khác rộng lớn hơn, và cuối cùng mua một thửa đất rộng lớn và xây một nhà trường, nhà nguyện và nơi ở cho các Frères. Nhà trường được khánh thành vào năm 1897, nghĩa là chỉ 3 năm sau khi các Frères đến Hà nội. Ngôi trường 400 học sinh nầy mang tên là Puginier, vị tiền nhiệm

của Đức Cha Gendreau.

( Xin xem tiếp phần 2 )
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

__._,_.___