Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Chủ đề: 
Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam (1)
  (7 trả lời)
  PreviousNext
# 4511
  26 tháng 06, 2012 08:54  Nguyễn Quốc Bảo viết

Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam
Cao Chánh Cương

Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú.
Một trong những nguồn phong phú vô ngàn mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng.
Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.

Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau.
Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính trị..., nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn.
Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén."Sữa chửa "

Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung
(người viết bài này là người miền Trung).
May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả.
Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài qui luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.

A
. LUẬT BẰNG TRẮC

Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo 3 qui ước sau.

1
. Luật lập láy

Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...

2. Luật trắc

Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi
(ngang sắc hỏi).

Thí dụ:

Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ...

3. Luật bằng

Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã
(huyền nặng ngã).

Thí dụ:

Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

B.
CHỮ HÁN VIỆT

Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ, ... tất cả đều do chữ Hán mà ra.

Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, cá chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.

Thí dụ:

Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.

Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.
Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.
Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.
Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.

Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...

Để thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:

"Dân Là Vận Mệnh Nước"

để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.

C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC

1. Trạng từ (adverb)

Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:

Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.
Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.
Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.

# 4515
  26 tháng 06, 2012 13:23  Dũng viết,  

Lúc tôi ở Pháp thỉnh thoảng nói chuyện phiếm với mấy người tới thực tập tại sở. Những người này rất trẻ so với tuổi chúng ta bây giờ (24 -> 26).

Tôi than phiền về những rắc rối trong tiếng Pháp và được giải đáp với một ý thức cao độ về văn hoá từ những người rất trẻ này: Ngôn ngữ với một số rắc rối, ngoại lệ nhưng những rắc rối này  tới từ cái gọi là "patrimoine",  đóng góp cho sự phong phú của đời sống, và tạo thành bản sắc. Làm tinh giản những chuyện này cũng là làm nghèo đi cuộc sống.

(Định nghĩa về văn hoá theo giáo sư Trần Ngọc Ninh: văn hoá là cái khác nhau. Ăn không phải là văn hoá, nhưng ăn bốc kiểu Ấn, ăn đũa kiểu Á, muỗng-dao-nỉa của Tây Phương là văn hoá).

Bảo đã đưa lên 1 đề tài đáng đồng tiền bát gạo "Hỏi, ngã", rộng hơn là chính tả tiếng Việt.

Người Việt chúng ta rất thờ ơ với tiếng Việt, viết hỏi, ngã ẩu tả, văn phạm, cấu trúc lùng tùng xoè, thế nhưng khi viết tiếng Anh, Pháp .... rất chịu khó tra tự điển.

Tôi có 2 ông bạn qúi, "vừa là hiền hữu, vừa là tiên sinh", văn chuơng trác tuyệt là ông Lý Hữu Phước và Trần Quốc Thắng. Đọc 2 ông ấy tôi vừa "chết trong lòng một ít" vì rung cảm, vừa "chết trong lòng nhiều lắm" vì 2 ông ấy vừa ẩu, vừa lười, cho ngã hỏi giao hoan !!!

Lý, Trần tiên sinh, về đây thượng hưởng.

# 4516
  26 tháng 06, 2012 13:37  Thắng viết,  
......hỏi rồi mà không chịu...ngã thì làm sao em có tiền vậy hả anh Dzũng?
# 4517
  26 tháng 06, 2012 15:31  Dũng viết,  

Qúi ông bạn lười (tôi là con cháu của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, "Lãn" ở đây có nghĩa là lười, cho nên gán cho qúi ông bạn chữ "lười" không có nghĩa bất kính vì xếp ngang hàng với tổ của mình).

Muốn viết hỏi ngã cho đúng thì chịu khó đọc tiếng Việt, và khi đọc thì phải để ý những chữ có dấu hỏi ngã. Thay vì bể đầu với những mẹo vặt ở trên.

Bảo đảm sau 3 tháng rành rọt. 

Trần quân,

Mày làm ơn đọc cái post này của tao cho kỹ, để ý hỏi ngã là mày đi được 1/10 đường rồi. Vì "hỏi ngã" của tao là loại chuẩn.

# 4518
  26 tháng 06, 2012 15:43  Thắng viết,  
....mới đi được 1/10 mà chỉ biết được là....hỏi thì "đứng" mà ngã thì..."nằm", phải không?
# 4519
  27 tháng 06, 2012 07:11  Trịnh Lương viết,  
Thắng thân,
Hãy nhào dzô trang web này sẽ giúp kỹ năng viết dấu "hỏi - ngã" , methode này thực dũng nhưng hiệu quả tức thì.... còn nếu như ngâm cứu luật bằng trắc hay đọc - học lại Tiếng Việt thi dzời ơi!!! quá .

http://www.easyvn.com/tiengviet/index.php
# 4522
  27 tháng 06, 2012 09:06  Thắng viết,  

.....chu choa, ren moà phức tộp rứa hĩ....

Thân, Thén

 

# 4523
  27 tháng 06, 2012 12:23  Dũng viết,  

Théng then và các boặng then,

Tôi có làm công việc editor, đánh dấu cho  hồi ký (version 1) của ông Nguyễn Hữu Hanh nguyên Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VN, đăng ở http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=8310&rb=08,    Ở VN, có lẽ khó truy cập hồi ký này tại talawas.org, nên đây là 1 link khác http://www.motgoctroi.com/HoiKy/NHHanh.htm  .

Sau khi tôi hoàn tất version 1, còn có nhiều version khác sửa chữa bởi người khác, đăng ở nhiều website khác. Vì có thể được Copy, Modify, and Paste, nên tôi không dám chắc về phẩm chất "hỏi, ngã" của các version khác sẽ ra sao.

Tôi nhận lời làm editor cho hồi ký này vì yêu tiếng Việt, muốn thấy nó được edité cẩn thận, dấu hỏi, ngã, câu cú đàng hoàng.

Tình ca- Phạm Duy

(Saigon-1953)
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi ! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi

....

Xin quảng cáo về hồi ký này vì nó cho ta thấy những người thuộc thế hệ trước, tuy còn trẻ hơn chúng ta bây giờ, nhưng thời đó có những người rõ ràng là có ý thức trách nhiệm, tinh thần phụng sự đất nước rất cao, họ sống rất có tư cách, vì theo Khổng giáo và văn hoá dân tộc thì khi mình làm 1 điều gì danh giá hay thấp hèn, đáng tủi hổ sẽ làm ảnh hưởng tới giòng tộc của mình.

Con cháu mình chỉ có thể nói, viết, yêu tiếng Việt  khi bố mẹ chúng yêu mến, trân trọng tiếng Việt, cho nên Trần Quốc Thắng sẽ làm gương (dù nó formally không có con chính thức) là từ đây Thắng sẽ kiểm soát hỏi, ngã, chính tả trong mỗi bài viết của nó.  Thắng hứa trong 3 tháng sẽ làm một bước nhảy vọt về hỏi ngã (nếu cần Dũng sẽ "nâng khăn, sửa dấu" cho Thắng).