Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Chủ đề: 
Thể thơ ba-tám-ba
  PreviousNext
# 4964
  24 tháng 09, 2012 10:05  Trần Quốc Thắng viết

Các bạn Taberd 76,

Đây là một thể loại thơ mà tôi mới...vừa nghỉ ra, tôi đặt tên là thể thơ ba-tám-ba có nghỉa là mổi câu có tám chử và chử thứ ba của câu thứ nhì phải "vần" với chư thứ tám của câu thứ nhất. Vì tôi thiết nghĩ thơ phải đi đôi với nhạc mà trong văn thơ Việt Nam đa phần có thể ghép theo điệu của nhạc chậm rãi như bolero, rumba chẵng hạn nhưng để ghép theo paso doble thì rất khó vì phải cần thể thơ "lẹ" để có thể ăn nhịp. Dưới đây là một thí dụ đầu tiên theo cãm hứng của chuyến  du ngoạn "xuôi nam" trong tuần lễ vừa qua.....

Bài: "Ra đi không hẹn ngày về"

Tu lê tút ắt đờ la sơ me

Tu lê te ắt đờ la sờ

Tu lê ắt đờ la rình

Tu lê ắt đờ la canh me

.....trên đây chỉ là một thí dụ...và tiếp theo

Tim sắt se với cãnh đời phiêu bạt

Tìm bò lạt ta lại gặp bò non

Hỡi bà con ai có còn không vậy

Nói tầm bậy bị ăn gậy không chừng

    Đứng trông chừng để khỏi bị rờ lưng

    Chân không vững tay cần nắm chổ cứng

    Hể mắc chứng thì cứ nhãy cà tưng

    Nắm thắt lưng ba-sô-đốp tưng bừng

.....bài trên là theo ngẫu hứng khi tôi nhìn thấy một anh cụt môt chân đang biễu diễn vủ điệu paso doble ...cho người mua vui....và bây giờ là bài "Tết trung thu trên phố Hội"

                          Rằm trung thu trời chuyễn tiết sang thu

                          Như nhắn nhũ thầm trông về phố Hội

                          Đèn rước nôi thắp sáng sông Thu bồn

                          Lòng bồn chồn theo ánh đèn lung linh

                          Sân bãi đình tiếng trống quyện đoàn lân

                          Từng đoàn lân trên đường phố Lê lợi

                          Niềm hồ hỡi dân phố Hội Cường để

                          Dài lê thê kéo xuống tận bãi đê

                          Tiếng trống về vang vọng tới cầu Khỉ

                          Làm điếc nhĩ cắt cà rùng tùng phèn

                          Tùng len ken cắt cà tùng len ken

Ghi chú: Lê lợi và Cường để là tên của hai con đường trên phố cổ Hội an.

......bài thơ trên được ngừng lại ở câu số mười một...hơi đặc biệt nhưng cũng là sự "cố ý" để ngừng lại cho hợp với thể thơ ba-tám-ba, vì ba cộng tám là mười một.