Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcVăn thơ
Chủ đềĐèo Hải Vân (2)
20 tháng 08, 2011 04:19   Lý Hữu Phước viết:

Một năm sau đám cưới thì vua Chiêm mất, và theo luật của Chiêm Thành thì Huyền Trân phải bị hỏa tán (tuẫn tang) theo vua Chiêm. Vua Anh Tôn sai tướng Trần Khắc Chung tìm cách đem Huyền Trân Công chúa về triều. Tướng Trần Khắc Chung lập kế cứu được Huyền Trân đưa ra biển. Trên đường về kinh đô, chuyện tình giữa đôi tình nhân cũ trở nên sống động lại, cho nên Khắc Chung cứ để thuyền lên đênh trên biển Ðông, mãi đến một năm sau mới về đến Thăng Long. Ca dao bình dân có câu chỉ trích:

Tiếc thay hột gạo trắng ngần,

Ðã vò nước đục, lại gần lửa rơm.

Nước đục đây ám chỉ vua Chế Mân, còn lửa rơm là Trần Khắc Chung, cả hai đều không xứng đáng với Huyền Trân.

Về sau, có bài thơ bình về cuộc hôn nhân tính toán của vua Việt:

Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười,

Vốn đà không mất lại thêm lời,

Hai châu Ô Lý  vuông ngàn dặm,

Một gái Huyền Trân của mấy mươi !

Lòng đỏ khá khen lo việc nước,

Môi son phải giống mãi trên đời.

Châu đi rồi lại châu về đó,

Ngơ ngẩn nhẩn nhau mấy đứa Hời.

(Công chúa Huyền Trân - Hoàng Cao Khải)

Chính sử chép rằng tháng 8 năm Mậu Thân (1308), Huyền Trân về đến Thăng Long, và theo di mệnh của Thượng hoàng Trần Nhân Tôn, công chúa vào chùa quy y.

Qua đèo Hải Vân ta thấy được một "thiên hạ đệ nhất tuyệt cảnh", để nhớ và một chuyện tình muôn thởu trong một giai đoạn lịch sử nước Đại Việt hùng mạnh, tưởng như là đi lùi về dĩ vãng khoảng hơn 700 năm về trước. Theo cách nói bây giờ, đèo Hải Vân là một địa điểm hàng đầu cho một cuộc du lịch văn hóa...

 

Tháng 8, 2011

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết