Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcChuyện tứ xứ
Chủ đềXưa và nay
14 tháng 09, 2011 11:17   Trần quốc Thắng viết:

Mổi một giai đoạn, mổi một thế hệ đều có sự thay đổi và biến chuyển không ngừng theo từng khúc quanh lịch sử và ảnh hưỡng trực tiếp đến những con người đang sống trong khoảng thời gian đó. Riêng về khía cạnh văn hoá con người có khuynh hướng tuột dần hơn là vươn lên theo những biến chuyễn đã và đang xãy ra ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới; chúng ta cũng không ngạc nhiên khi thấy được bức tranh hoạ của Leona de Vinci từ trăm năm này qua trăm năm khác nhưng cũng chẳng thấy xuất hiện thêm cho những sáng tác mới, các bạn có nghĩ đây là một vấn đề không? tại sao đáng lẽ con người xuất hiện trên trái đất càng ngày càng nhiều hơn, theo tỹ lệ với thời đó thì phải xuất hiện nhiều nhân tài hơn chứ, phải không?

Trở lại với lịch sử và gần gủi hơn hết là con người Việt nam chúng ta ngày nay so với ngày xưa thì khác nhau như thế nào; chắc chắn trong mổi chúng ta đều có câu trả lời cho chính bản thân của mình và không nhất thiết để tiện nói ra phải không? gần hơn nửa, những chuổi ngày chúng ta là học trò Taberd so với lứa tuổi hiện nay đang cùng lứa tuổi với chúng ta thời đó có gì khác biệt; khác nhiều lắm, vì phương tiện khoa học đã giúp con người tiến bộ hơn nhiều, giửa lớp trẻ ngày nay so với chúng ta ngày đó. Một thí dụ điễn hình, ngày nay với những phương tiện sáng tác âm nhạc hiện đại hơn, nhiều và dễ dàng sáng tác hơn so với trước, nhưng không thấy nhiều bản nhạc xem như có hồn và có thể được truyền tụng theo nhiều thế hệ kế tiếp; nói một cách cụ thể, có bản nhạc mới nào ngày hôm nay có thể diển tả xâu sắc như bài "con thuyền không bến" để tả được cảnh, được tình một cách lưu loát và thắm thiết cho người nghe và làm người nghe có thể hình dung được một bức tranh họa rất là mỹ miều; hay một "hoài cãm" cũng nói lên tâm trạng của một người và sau khi nghe, người ta vẫn còn luyến tiếc mặc dầu bản nhạc đã chấm dứt. Có phải nền văn hoá của chúng ta ngày một mai một phải không?

Gần đây, tôi gặp một người Afghanistan, tôi mới hỏi :"tại sao đất nước các anh có một công trình vĩ đại mang tính chất văn hoá và là một kỳ công rất cao là tượng Phật được khắc vào trong núi mà các anh phá đi; đất nước Việt chúng tôi tuy cũng có thể nói là chịu nhiều ãnh hưỡng của văn hoá Phật giáo cả nghìn năm và luôn cả nước Tàu nửa, cũng chưa thể hiện được một pho tượng khắc vào núi như các anh; nếu như vậy, theo tôi đất nước các anh cũng phải qua một thời gian dài hưng thịnh của Phật giáo cũng có thể đã là quốc giáo của các anh và với lòng tin rất cao các anh mới có thể thực hiện nổi một pho tượng này, phải tốn nhiều công sức cả ngàn người với những phương tiện thô sơ thời đó", tôi hỏi thêm :"vậy số phần trăm tín hữu Phật giáo các anh bây giờ là bao nhiêu?" người này trả lời :"rất ít khi nghe thấy Phật giáo ở nước tôi mà theo tôi được biết", tôi ngẫm nghỉ lý do nào, từ một nước hưng thịnh Phật giáo đến gần nhủ con số không và không ai màn tới nửa; nhưng nhìn chung về khía cạnh văn hoá, Afghanistan có khá hơn không? như các bạn đã thấy, từ một nước có nền văn hoá rất cao vào thời đó đã trở thành một nước thiếu văn hoá và lạc hậu, nhũng loạn trong chiến tranh triền miên.

Các bạn có nhìn thấy từ lớp trẻ trước chúng ta, chúng ta và lớp trẻ ngày nay có những khác biệt như thế nào không? chúng ta cũng có thể đổ lỗi cho chiến tranh, nhưng không thể qươ đủa cả nắm là vì chiến tranh chúng ta ngày càng ít đi sự hiểu biết về văn hoá, đó chỉ là sự nguỵ biện. Nếu nói rằng, tại gia đình tôi thiếu thốn nên tôi phải ra ngoài đường giựt dọc để sống, là không đúng; giã sử mình có giựt được một phần nào đó ở đầu chợ, theo dây chuyền thì cũng nên nghĩ có đứa ở cuối chợ phải chết đói, phải không bạn? đó là sự khác biệt giửa một thế hệ có văn hoá và một thế hệ không.

Nước Việt Nam chúng ta nằm ở cuối những giòng sông phát xuất từ Châu Á để cuối cùng ra biển, chúng ta nằm ở cuối nguồn nước ngọt và sự ãnh hưỡng ở giòng nước cuối bao giờ cũng chậm hơn ở đầu nguồn, nhân tiện chúng ta cũng gần biển là cửa cuối cùng để nhận lấy những giòng nước ngọt từ Châu Á, nếu biết gạn lọc để giử cái tốt và thả đi cái xấu từ đầu nguồn ra đại dương, chúng ta có thể trở thành một cường quốc về từ suối nguồn văn minh và văn hoá cũng là sự bổ ích cho nhân loại; nhưng nếu ngược lại, chúng ta giử những cái xấu và để cho nhiều cái tốt ra đi thì đúng là một sự uỗng phí.

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết