Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcChuyện tứ xứ
Chủ đềCÁI TINH THẦN ĐẶC BIỆT CỦA TIẾNG VIỆT ( 2 )
12 tháng 03, 2012 22:12   Nguyễn Quốc Bảo viết:

Hai tiếng Nôm na mà ai cũng cho là NômNam , vậy thì  na là gì ? mọi người đều lờ đi !

Thật ra, Nôm và na  đều có nghĩa gốc là xưa, cũ, lâu đờiđã có từ lâu.

[Các tiếng Lào Thái Khmer đều có ghi hai tiếng "nôm na" và đều giải thích như vậy]

Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, truớc khi ông bà ta gặp người Tàu.

Còn nhiều nữa, rất nhiều nữa, cả thảy 27 ngàn 400 tiếng Việt như vậy, ta đã cùng nói cùng xài chung, dùng chung, của không biết bao nhiêu là ngôn ngữ anh em chung quanh ta, đến nỗi là không có một tiếng Việt nào mà lại không có chung đồng nguyên [gốc gác] với một vài ngôn ngữ khácở miền Đông nam Á này

Các tiếng nói Đông nam Á [Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmong Bahnar, Rhade, v.v.. bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của tình anh emngôn ngữ chung giòng chung họ hàng mà chúng ta không ngờ đến đó thôi.

Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì dễ mà khó cũng thật là khó, vì  ta tưởng là ta viết đuợc tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt ,

Thật ra ta không hiểu tiếng mẹ đẻ của chúng ta nó ra làm sao cả :

- ta nói đau đớn  mà ta không hiểu đớn là gì, [đớn là tiếng Mon có nghia là đau cái đau của lòng mình]

- ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì,  [rịp là bận việc], gốc tiếng Lào Thái đó bạn ơi

- ta nói săn sóc , chăm sóc mà ta chẳng hiểu săn là gì mà sóc là gì.  Săn là  theo dõi, sóc là  sức khoẻ # health [gốc Sanskrit / Pali đó]

Có cả thảy chừng 10 ngàn tiếng Việt gốc gác như thế !

Thành thử dù cho ta có biết viết chữ Nôm, hay chữ Tàu đi nữa, ta vẫn không thể nào bíết ý nghĩa của mỗi từ ngữ trong tiếng Việt của ta đâu!

Biết thêm vài ba ngàn  tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu chữ Nôm thì cũng tốt thôi, ta sẽ trở thành một thứ học giả "bất đắc dĩ", nhưng đừng tưởng rằng như vậy là đã hiểu thông suốt tiếng Việt.

Cái này đòi hỏi phải có một trình độ và khả năng hiểu biết ý nghĩa nguồn gốc của mỗi chữ mỗi âm, mỗi từ trong tiếng Việt  mà con số lên đến gần 10 ngàn tiếng đơn như vậy.

 Chỉ có một cách qua được cái khó khăn vuợt bực đó.

Đó là phải có một bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, tham khảo khắp cả 58 thứ tiếng lớn nhỏ ở  nam Á châu, từ tiếng Thái Lào, Khmer, Miến, Malay, Indonesia cho đến những tiếng nói thiểu số với vài ba trăm ngàn người, tiếng Muờng, tiếng Nùng, tiếng Hmong, tiếng Chàm …Chúng nó đều có đóng góp âm thanh, giọng nói và ý nghĩa gốc gác,  hay làm nguồn cội ban đầu cho mọi từ, mọi ngữ trong tiếng  Việt.

Và đó là bộ Từ điển nguồn gốc tiếng Việt, sắp xuất bản mà chúng tôi xin phổ biến  truớc một ít từ ngữ nguồn gốc Việt để các bạn và quý vị xem cho vui.

              

BS Nguyễn Hy Vọng

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết