Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcChuyện tứ xứ
Chủ đề101 ĐIỀU THÚ VỊ TRÊN TRÁI ĐẤT ( 5 )
17 tháng 07, 2012 23:01   Nguyễn Quốc Bảo viết:
60. Trái đất bao nhiêu tuổi?

Hành tinh của chúng ta hơn 4,5 tỷ tuổi, trẻ hơn mặt trời một ít. Bằng chứng mới đây (*)cho thấy trái đất thực ra hình thành sớm hơn rất nhiều, khoảng 10 triệu năm sau mặt trời.

(*)Trái đất già hơn chúng ta tưởng

Hệ mặt trời.

Các hành tinh thuộc phần trong thái dương hệ - gồm sao Thủy, sao Kim, trái đất, sao Hỏa - đã bắt đầu hình thành trong khoảng 10.000 năm, sau khi những cuộc bùng phát năng lượng của mặt trời khởi động vào 4,5 tỷ năm trước. Và trái đất chính thức trở thành một thiên thể khoảng 10 triệu năm sau sự ra đời của mặt trời, sớm hơn rất nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Tác giả nghiên cứu Stein B. Jacobsen cho biết vào giai đoạn thôi nôi, mặt trời được bao phủ bởi các đám khí và gas. Đám vật chất này từ từ kết khối thành những mảng lớn dần lên. Cuối cùng, chúng hình thành nên 4 hành tinh thuộc phần trong của hệ mặt trời.

Trong vòng 10 triệu năm, trái đất đã đạt được 64% kích cỡ hiện tại của nó và là thiên thể thống trị trong vòng 150 triệu km tính từ mặt trời.

Sự kiện lớn cuối cùng trong quá trình hình thành của trái đất là sự va chạm với một thiên thể có kích thước của sao Hoả, xảy ra khoảng 30 triệu năm sau khi mặt trời ra đời. Vụ va đập dữ dội này đã bồi thêm hàng triệu tấn vật chất vào trái đất. Một số vật chất rơi vào quỹ đạo của trái đất và hình thành nên mặt trăng.

Một cuộc phân tích trước đây trên chất đồng vị của vỏ trái đất cho thấy hành tinh này đã ra đời 50 triệu năm trước, sau khi mặt trời hình thành. Nhưng Jacbosen cho biết cuộc phân tích dữ liệu (**) cũng ủng hộ giả thuyết rằng trái đất hình thành sớm hơn rất nhiều.

(**)Trái đất hình thành nhanh gấp đôi chúng ta tưởng

Hệ mặt trời hình thành sau một vụ nổ siêu tân tinh lớn.
Những tính toán mới nhất về tuổi của hệ mặt trời cho biết, trái đất được hình thành trong vòng 20-30 triệu năm sau khi hệ mặt trời ra đời. Con số này là rất khiêm tốn nếu so với các kết luận trước kia, cho rằng trái đất phải mất 50 triệu năm để có được nhân của mình.

Theo các nhà khoa học, sự thành tạo của hệ mặt trời về cơ bản diễn ra như sau: Khoảng 4,6 tỷ năm trước, một siêu tân tinh khổng lồ bùng nổ, kéo theo sự ra đời của mặt trời. Tiếp đó, một cơn sóng chấn khổng lồ đã nén ép vật chất còn lại thành những khối bụi nhỏ hơn. Cuối cùng, chúng liên kết với nhau để tạo nên thiên thạch, sao chổi, mặt trăng và các hành tinh khác trong hệ mặt trời như ngày nay. Tuy nhiên, không dễ gì để tính được thời điểm diễn ra vụ nổ và tốc độ của nó.

Những bằng chứng địa chất trước kia cho rằng nhân trái đất ra đời khoảng 50 triệu năm sau vụ nổ. Bằng chứng địa chất mà các nhà nghiên cứu sử dụng là hai đồng vị hafini 128 và vonfram 128. Cả hai nguyên tố này rất phong phú tại thời điểm hệ mặt trời sinh ra, và dấu vết của chúng vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Hafini 128 có chu kỳ bán rã 9 triệu năm. Sau khi phân rã, nó chuyển thành vonfram 128. Do tính ưa kim loại, nên tất cả các vonfram 128 được sinh ra đều co cụm về nhân của các hành tinh (như trái đất và sao Hỏa). Vì vậy, các nhà nghiên cứu nhận định, bất cứ nguyên tử vonfram 128 nào được tìm thấy trong lớp manti của trái đất và sao Hỏa ngày nay đều là sản phẩm trực tiếp của hafini 128. Nếu biết được thời gian phân rã của các nguyên tố này, chúng ta có thể tìm ra tuổi của lớp đá.

Tuy nhiên, con số 50 triệu năm dường như chưa chính xác. Mới đây, Thorsten Klein từ Đại học Muenster (Đức) và cộng sự đã phân tích lại tỷ lệ hafini 128/vonfram 128 trên một loạt các mẩu đá sao Hỏa và các mẩu thiên thạch khác. Sau đó, họ so sánh với tỷ lệ trong các mẫu ở lớp manti của trái đất. Kết quả của phân tích này đã rút ngắn khoảng thời gian hình thành nhân trái đất xuống còn 20 đến 30 triệu năm.

Kleine kết luận: “Sự tạo thành nhân, và từ đó vật chất phủ thêm bên ngoài để tạo nên các hành tinh rắn, đã kết thúc trong 30 triệu năm đầu tiên của hệ mặt trời. Riêng nhân sao Hỏa có lẽ đã hình thành trong khoảng 13 triệu năm”. Một cách độc lập, nhóm nghiên cứu của Quingzhu tại Đại học Harvard (Mỹ) cũng cho ra kết quả gần như trùng khớp.

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc loại bỏ được những nghi ngờ về thời điểm và diễn biến sự thành tạo các hành tinh sẽ cho phép họ tập trung sang những vấn đề khác, liên quan tới sự ra đời của trái đất, chẳng hạn sự kiện mặt trăng chia tay với hành tinh chúng ta.

61. Sa mạc lớn nhất thế giới?

Sa mạc Sahara ở bắc Phi rộng gấp 23 lần sa mạc Mojave ở phía nam California, Mỹ.

62. Hành tinh nào có nhiều mặt trăng hơn, trái đất hay sao Hoả?

Sao Hoả có 2 vệ tinh xoay quanh là Phobos và Deimos. Trái đất chỉ có một vệ tinh tự nhiên là mặt trăng. Những hành tinh ở vòng ngoài thường có nhiều mặt trăng, hầu hết mới được tìm thấy gần đây và có thể dẫn tới trường hợp các nhà khoa học cần phải định nghĩa lại thế nào là mặt trăng.
63. Hồ sâu nhất thế giới?

Hồ Baikal ở miền trung nam Siberia có độ sâu 1,7 km. Hồ có niên đại 20 triệu năm và chứa 20% lượng nước ngọt trên trái đất.

64. Nguồn gốc từ "volcano" (núi lửa)?

Nó bắt nguồn từ "Vulcan" - vị thần lửa của La Mã.

65. Có bao nhiêu khoáng chất tồn tại trên trái đất được biết tới?

Có khoảng 4.000 khoáng chất, trong đó chỉ khoảng 200 là có tầm quan trọng lớn. Chừng 50-100 khoáng chất mới được miêu tả mỗi năm.

66. Lượng nước dự trữ trên toàn cầu?

Tổng lượng nước dự trữ trên toàn cầu là 326 triệu dặm khối.

67. Đảo lớn nhất thế giới?

Đảo Greenland bao phủ diện tích 2.176.000 km2. Lục địa được định nghĩa là những khối đất lớn được tạo nên từ đá có mật độ thấp, trôi nổi trên vật liệu tan chảy bên dưới. Greenland khớp với miêu tả này nhưng nó chỉ bằng 1/3 Australia. Một số nhà khoa học gọi Greenland là hòn đảo, một số lại gọi là lục địa.

68. Nơi nào trên trái đất có nhiều núi lửa nhất?

Đặc điểm địa hình nổi bật nhất trên trái đất là dãy núi lửa khổng lồ ở dưới biển - dãy núi dài hơn 48.000 km và cao trung bình 5,5 km trên đáy biển. Nó được gọi là dãy ngăn cách đại dương, nơi các mảnh thạch quyển bị phân tách khi hoạt động núi lửa diễn ra. Có nhiều núi lửa ở khu vực này hơn là trên mặt đất.

69. Vụ phun trào núi lửa nào tiêu diệt nhiều người nhất?

Đợt phun trào của núi Tambora ở Indonesia vào năm 1815 đã giết chết 90.000 người. Hầu hết chết vì đói sau vụ phun trào bởi mùa màng bị phá huỷ, nước bị ô nhiễm và bệnh tật.

70. Mặt trăng và trái đất sinh ra riêng rẽ?

Không hẳn là như vậy. Một giả thuyết cho rằng mặt trăng được hình thành từ một phần của trái đất, không lâu sau khi hành tinh của chúng ta ra đời. Một thiên thể có cỡ sao Hoả đã đâm sầm vào hành tinh của chúng ta và vỡ tan. Những mảnh vụn bay theo quỹ đạo quanh trái đất, phần lớn tích tụ lại tạo nên mặt trăng, trong khi đó trái đất hầu như không suy suyển.

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết