Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcChuyện tứ xứ
Chủ đề.LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ ( 3 )
13 tháng 04, 2013 21:11   Nguyễn Quốc Bảo viết:

Người có công hoàn thiện công trình này là Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Tác giả cuốn Từ điển Việt-Bồ-La , Ngữ pháp tiếng An Nam, và “Bài giảng giáo lý Tám ngày” đầu tiên xuất bản vào năm 1651.

 

 
Từ điển Việt-Bồ-La

 
Phép Giảng Giáo Lý Tám Ngày (trang đầu)
 
 
Hình bìa “Sách Phép Giảng Giáo Lý Tám Ngày”

 
Ðây là sách giáo lý được biên soạn để giúp cho các cha truyền dậy giáo lý tại Việt nam. Cuốn sách được in bằng hai thứ tiếng: La tinh và Việt Nam. Trên mỗi trang sách chia làm hai, có một gạch đôi từ trên xuống dưới: Bên tay trái của người đọc sách là chữ La tinh, bên tay phải là chữ Việt. Ðể người đọc dễ dàng đối chiếu song ngữ. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes - Ðắc Lộ, đặt ở đầu mỗi ý tưởng chính mẫu tự abc... cho hai phần La, Việt, rồi chính giữa trang sách cũng đặt mẫu tự abc... cho hai phần La Việt song song. Cuốn sách gồm có 319 trang. Sách không chia ra từng chương, mà lại chia theo từng ngày học (Tám ngày), được trình bày in ấn có tính cách như một giáo trình sư phạm.

 
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes
 
Giáo sĩ Alexandre De Rhodes (Sinh năm1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư). Ngài đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 -1630). Ngài là người có công rất lớn trong việc hệ thống hoá chữ viết tiếng Việt. Nhờ đó mà chữ Quốc Ngữ được hình thành và trở thành hệ thống có quy tắc và khoa học, dễ viết, dễ phát âm, dễ học. Nhìn chung, sự hình thành Quốc ngữ không phải do công sức cá nhân của một giáo sĩ, mà là công sức tập thể của nhiều giáo sĩ thuộc nhiều nước khác nhau, nhiều thế hệ khác nhau, đã đến truyền đạo tại Việt Nam. Và trong đó còn có sự đóng góp trực tiếp nhưng âm thầm của rất nhiều giáo sĩ Việt Nam và đồng bào giáo dân lúc bấy giờ.
Chữ Quốc ngữ tuy ra đời từ thế kỷ 17 (1651) ở Việt Nam nhờ công lao tâm trí của các Tu sĩ truyền giáo, nhưng bị giới hạn chỉ dùng để giúp các Cha giảng, truyền đạo. Vì lúc ấy triều đình phong kiến Việt Nam, đàng Trong lẫn đàng Ngoài với chính sách cấm đạo, và giết hại Giáo sĩ nên chữ Quốc ngữ đã không thể phát triển, truyền bá rộng rãi. NGHE & Down load (AUDIO BOOK THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM)
  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết