Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcVăn thơ
Chủ đềThầy Ơi , Xin Vĩnh Biệt ( 2 )
31 tháng 05, 2013 15:11   Dũng viết:
" thầy đang nằm kia mà hai đứa cứ ôn mãi chuyện yêu đương khi xưa thì coi bộ không hợp tình hợp cảnh lắm".

Bài viết của Chính về thầy, mà tôi bàn chuyện văn chương ở đây thì  đúng là "coi bộ không hợp tình hợp cảnh lắm".   

Nhưng cũng xứng đáng múa bút chia xẻ cảm nghĩ.

Nó làm tôi liên tưởng tới chuyện Kiếp người của W. Somerset Maugham (Of Human Bondage, http://en.wikipedia.org/wiki/Of_Human_Bondage) dịch thuật bởi Nguyễn Hiến Lê.  Tôi sống ở VN từ 1975 tới 1980 hay 81 gì đó, và trải qua những gì Chính viết. Mọi sự ngoài tầm tay kiểm soát của mình, của gia đình mình, của xã hội xung quanh mình.  Không phải là cảm giác mà là một sự hiện hữu bao trùm của trơ trọi, của bất lực, của tiếng kêu im lặng (a silent cry).  Không phải mình không thấy vấn đề, không muốn giúp, mà là không thể nào giúp được, có chết cũng giúp không được.

Chú ruột tôi, là "giáo  sư" Việt Văn và Quản trị ở trường sư phạm Qui Nhơn trước 1975, mất việc, trở thành phu móc cống, đạp xích lô (tôi và ông chung tiền mua 1 chiếc xích lô, tôi cũng đạp tới ngày vượt biên). Sức yếu, ông bỏ đạp xích lô rồi từ đó cứ cà lơ phất phơ đầu đường xó chợ tới khi con gái lấy được một Việt Kiều mới dễ thở một chút. Nhưng cuộc hôn nhân của ông bị tổn thương trầm trọng sau những năm khốn khó, làm cả 2 vợ chồng vẫn sống chung (vì không thể ở riêng khi đã qúa nghèo khó) nhưng không nói chuyện cả chục năm nay. Ông nhiều lần tự tử nhưng không chết, kể cả dùng dao mổ bụng - mới năm ngoái!

Vì vậy bài viết của Chính  không chỉ vẽ một kiếp người, mà là nhiều kiếp người.

Cùng thời gian ấy, tôi đọc báo, được biết nhiều người nước ngoài mơ ước "sau một đêm ngủ dậy được trở thành người Việt Nam"
  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết